Hành vi và kháng kháng sinh
Published on 15/09/2021
View this page in:
EnglishGiám đốc dự án Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Một sức khỏe cho biết hiện nay cần có sự hiểu biết về Một sức khỏe, chiến lược và các bước thực hành Một sức khỏe để giải quyết vấn đề lây lan vi khuẩn kháng thuốc.
Cuối tuần này, Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh trên toàn thế giới (WAAW) khởi động nhằm khuyến khích các phương pháp thưc hành tốt nhất trong cán bộ y tế, người nông dân, chuyên gia thú y, các nhà hoạch định chính sách và công chúng để tránh sự xuất hiện thêm và sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc đang làm hơn 700.000 người chết trong năm.
Một chiến dịch như vậy được hoan nghênh và giúp tạo động lực để nhận biết tình hình khẩn cấp và nghiêm trọng mà chúng ta đang gặp phải trên toàn cầu. Chiến dịch này được triển khai theo lời kêu gọi hành động toàn cầu của các nhà lãnh đạo G7 về kháng kháng sinh trong mùa hè và trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc. Chiến dịch kêu gọi sử dụng có trách nhiệm hơn các loại thuốc kháng sinh trong hệ thống sản xuất thực phẩm. Một dự án mà chúng tôi tham gia, CE4 kháng kháng sinh: cách tiếp cận Một sức khỏe cũng đưa ra lời kêu gọi hành động trong tuần này.
Điều quan trọng đối với sự thành công của các tuần lễ nâng cao nhận thức và kêu gọi hành động như vậy là việc xây dựng và tiếp thu các chiến lược cũng như các bước thực hành nhằm thay đổi nhanh chóng hành vi của con người hoạt động trong các ngành. Nếu không, tiến độ giảm sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh sẽ quá chậm để tạo ra sự khác biệt cần thiết hiện nay.
Các tuyên bố toàn cầu về kháng kháng sinh và hệ thống sản xuất lương thực thực phẩm có thể được đưa lên hàng đầu, nhưng những công việc khó khăn như là thực thi các chính sách, làm việc với cộng đồng và khuyến khích thay đổi vẫn đặt lên vai các chính phủ của các quốc gia. Họ có thể tham gia đầy đủ hay không còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và quan điểm của họ.
Giáo dục và nhận thức
Các buổi tọa đàm trong lộ trình Một sức khỏe gần đây của chúng tôi đã thảo luận về tương lai của gia cầm, con người và hành tinh và đưa ra một số giải pháp cần thiết để biến những ý tưởng tốt đẹp thành hành động tích cực. Quan trọng nhất trong số đó là:
- Những cam kết tài chính mạnh mẽ ở cấp quốc gia để hỗ trợ các chương trình hành động quốc gia.
- Hợp tác đa ngành để mọi ngành, gồm cả ngành chăn nuôi, “làm chủ” trong việc ứng phó với kháng kháng sinh.
- Lồng ghép kháng kháng sinh trong các chương trình, hệ thống, và sáng kiến về sức khỏe có kết hợp giám sát và ứng phó với các nguy cơ.
- Giám sát và đánh giá các hoạt động của Chương trình Hành động Quốc gia và việc thực thi chính sách sáu tháng một lần.
- Đầu tư vào giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhằm thay đổi hành vi của người tiêu dùng và những người khác.
Điểm cuối cùng rất quan trọng – và là chủ đề cho tuần lễ nâng cao nhân thức về kháng kháng sinh trên toàn câu (WAAW) năm nay. Chủ đề năm nay có tên gọi “lan tỏa nhận thức, ngăn chặn kháng kháng sinh”.
Sự mong muốn thay đổi có thể vẫn ở đó. Minh chứng là bản ghi âm buổi hội thảo trực tuyến về chăn nuôi gà không sử dụng kháng sinh do nhóm nghiên cứu Bangladesh của chúng tôi tổ chức với sự tham gia của các bên liên quan bao gồm bác sĩ thú y, người chăn nuôi, và người bán thức ăn chăn nuôi, đã có hơn 2.000 lượt truy cập.
Khoa học xã hội và kháng kháng sinh
Giáo dục và nhận thức sẽ không đủ. Một số hành vi nhìn bên ngoài có vẻ phi lý – bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh dự phòng trong chăn nuôi gà – nhưng lại có thể hoàn toàn hợp lý với hoàn cảnh địa phương. Do đó, ngoài việc thu thập dữ liệu vi sinh và nghiên cứu tổng quan về chính sách, Trung tâm nghiên cứu của chúng tôi cũng coi trọng các nghiên cứu khoa học xã hội.
Ở Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka and Việt Nam, chúng tôi đang nghiên cứu chi tiết về các yếu tố xã hội, kinh tế và văn hóa có ảnh hưởng đến việc chăn nuôi và buôn bán gà ở các nước có hoàn cảnh khác nhau này. Điều này rất quan trọng vì một số yếu tố có thể quy định và / hoặc hạn chế hành động và hành vi của những người làm việc trong ngành và góp phần vào việc sử dụng kháng sinh không hợp lí, do đó góp phần vào sự phát triển và lây lan kháng kháng sinh.
Làm việc với các cộng đồng có liên quan, thông qua các phương pháp tiếp cận có sự tham gia của các bên liên quan, chẳng hạn như các phương pháp do mạng lưới CE4AMR phát triển, có thể giúp hiểu rõ hơn về bối cảnh sử dụng kháng sinh tại địa phương và tạo điều kiện cho việc cùng tìm hiểu các giải pháp để giảm thiểu sự xuất hiện và lây lan kháng kháng sinh. Hiểu được những vấn đề phức tạp của địa phương, kết hợp với nhận thức rõ ràng hơn về thách thức kháng kháng sinh ở tất cả các cấp, là điều cần thiết nếu chúng ta muốn ngăn chặn sự lây lan của mối nguy hại này.
Hơn nữa, điều mà chúng tôi muốn nói trong cách tiếp cận Một sức khỏe là: nếu không có sự lồng ghép, hợp nhất các đánh giá và kiến thức bao gồm cả những quan điểm, kiến thức về xã hội-hành vi, chính trị và chuyên môn – một số thách thức sức khỏe dai dẳng nhất của chúng ta sẽ không thể được giải quyết một cách toàn diện. Một ví dụ về thách thức cho sức khỏe điển hình là vấn đề kháng kháng sinh đã lan truyền giữa con người, động vật, và môi trường. Một sức khỏe không chỉ là lý thuyết. Nó phải được chuyển thành hành động thực tế trong một thế giới thực.